Các phương pháp điều trị sỏi mật có triệu chứng

Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

"Bầu bí" còn mắc sỏi mật, phải làm sao?

Viêm tụy cấp: Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Phân biệt các loại sỏi mật

Chế độ ăn phòng ngừa sỏi mật

Xét nghiệm cho kết quả bình thường, không đau nặng, không có biến chứng

Bệnh nhân không bị sốt và không có các biến chứng nghiêm trọng với kết quả xét nghiệm bình thường không phải nhập viện, chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.

Xét nghiệm thấy sỏi mật, có đau bụng do sỏi mật nhưng không có nhiễm trùng

Trong trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau đây:

- Thuốc giảm đau tĩnh mạch nếu đau dữ dội: Các loại thuốc giảm đau tĩnh mạch bao gồm meperidine (Demerol), thuốc kháng viêm không steroid ketorolac (Toradol). Ketorolac không chỉ định cho những người có nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật vì nó có thể gây buồn nôn, nôn, buồn ngủ. Thuốc giảm đau nhóm Opioids như morphine có thể gây ít tác dụng phụ hơn nhưng không được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh túi mật.

- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (không bắt buộc): Người bệnh cân nhắc lợi ích và rủi ro, tham khảo ý kiến của bác sỹ rồi mới quyết định phẫu thuật cắt túi mật được hay không.

- Tán sỏi: Một số ít bệnh nhân có thể loại bỏ sỏi mật thông qua phương pháp tán sỏi bằng cách sử dụng laser hoặc song siêu âm. Phương pháp tán sỏi có tỷ lệ thành công cao nếu bệnh nhân chỉ có một viên sỏi, đường kính dưới 2cm.

- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc điều trị sỏi mật được sử dụng các bệnh nhân không muốn phẫu thuật hoặc người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng làm tăng nguy cơ do phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc có tỷ lệ tái phát sỏi rất cao so với các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác. Điều trị bằng thuốc cũng không thích hợp với những người bị viêm túi mật cấp tính hoặc sỏi trong ống mật chủ bởi trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật trong trường hợp này có thể đe dọa tính mạng.

Sỏi mật thường gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải

Viêm túi mật cấp

Viêm túi mật là một trong những biến chứng của bệnh sỏi mật. Nếu phát hiện có dấu hiệu viêm túi mật cấp, điều đầu tiên là cần cho túi mật được “nghỉ ngơi” để làm giảm viêm bằng các phương pháp sau:

- Ăn chay

- Truyền dịch tĩnh mạch và liệu pháp oxy

- Thuốc giảm đau mạnh, chẳng hạn meperidine (Demerol), NSAIDs (như ketorolac) có thể hữu ích.

- Tiêm kháng sinh tĩnh mạch: Được sử dụng nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn sốt hoặc có lượng bạch cầu cao; Người không có biểu hiện trên nhưng sức khỏe không tiến trển sau 12 – 24 giờ.

Đa số trường hợp viêm túi mật cấp tính cần phải phẫu thuật để loại bỏ túi mật. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là nội soi, đây là kỹ thuật ít xâm lấn hơn so với mổ mở cắt túi mật (với đường mổ rộng). Phẫu thuật có thể được thực hiện trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi biểu hiện cấp tính, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Biến chứng viêm tụy do sỏi mật

Bệnh nhân sỏi mật bị biến chứng viêm tụy đa phần sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với bệnh viêm tụy do sỏi mật, phẫu thuật ngay lập tức sẽ tốt hơn so với việc trì hoãn đến một vài tuần sau, bởi họ rất dễ bị các cơn đau do sỏi mật tấn công.

Sỏi ống mật chủ

Nếu xét nghiệm không xâm lấn cho thấy ống mật chủ bị tắc nghẽn do sỏi, bác sỹ sẽ tiến hành nội soi tụy mật ngược dòng để xác minh và loại bỏ sỏi nếu cần. Kỹ thuật Transoral cũng có thể được thực hiện trong trường hợp này, kèm với thuốc kháng sinh nếu ống mật chủ bị nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, sỏi ống mật chủ thường được phát hiện trong hoặc sau khi cắt bỏ túi mật.

**Thông tin bài viết được tham khảo từ website của Đại học Trung tâm y khoa Maryland.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa